Nội dung bài viết
Phủ Ceramic là gì?
Là phủ lên bề mặt sơn xe một hay nhiều lớp dung dịch trong suốt làm từ vật liệu phi hữu cơ SiO2 (Silic Dioxit – Silica), SiC (Silic Cacbua) hoặc Ti02 (Titanium Dioxit) hóa lỏng ở nhiệt độ cao. Nhờ cấu trúc phân tử vững chắc giúp bề mặt sơn xe cứng hơn, trơ với sự oxy hóa, ăn mòn và các điều kiện thời tiết bất lợi.
Phủ Ceramic có tác dụng gì?
-
Giữ màu sơn nguyên bản:
Đây là tác dụng quan trọng của phủ ceramic. Mặc dù độ dày lớp phủ rất mỏng nhưng đủ để tạo ra trên bề mặt sơn hay nhựa một lớp bảo vệ có khả năng chống lại các tác nhân gây hại như tia UV trong ánh nắng mặt trời, từ đó giúp cho màu sơn hay nhựa trên xe lâu bị phai hơn so với xe chưa được phủ bảo vệ. Đặc biệt với các xe sơn màu trắng, phủ ceramic sẽ giúp chiếc xe giữ màu trắng lâu hơn kéo dài thời gian sơn xe bị ngả vàng.
-
Chống lại các tác nhân ăn mòn:
Lớp phủ ceramic sẽ tạo lên trên bề mặt ngoại xe một lớp màng ceramic cứng, lớp bảo vệ này cứng hơn so với bề mặt sơn thông thường. Chính vì thế các tác nhân ăn mòn như ố nước, nhựa cây, phân chim hay nhựa đường…sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể ăn xuống bề mặt xe. Trong khoảng thời gian đó, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các tác nhân này khỏi bề mặt ceramic một các dễ dàng. Tất nhiên đừng chủ quan mà để quá lâu (từ 1 đến 2 tuần trở lên) nhé. Khả năng chống lại các tác nhân gây ăn mòn sẽ giúp giữ gìn sự toàn vẹn cho các bề mặt trên xe.
-
Hạn chế các vết trầy nhẹ:
Chính vì có độ cứng nhất định, phủ sứ ceramic sẽ giúp hạn chế các vết trầy xước gây ra khi xe bị va quẹt nhẹ do các vật hay bằng nhựa, cao su không quá cứng gây ra. Hay cũng có thể hạn chế bớt xước gây ra trong quá trình lau rửa xe hằng ngày. Nhưng bạn đừng hiểu nhầm khái niệm “hạn chế trầy xước” và “chống trầy xước” nhé, lớp phủ ceramic không phải lớp áo giáp bảo vệ toàn diện như film bảo vệ sơn PPF.
-
Xe lâu bẩn hơn và dễ vệ sinh hơn:
Bên cạnh khả năng bảo vệ, lớp phủ ceramic còn có tác dụng chống bám nước, bùn đất nhờ hiệu ứng lá sen, giảm tĩnh điện giúp hạn chế bám bụi. Từ đó xe bạn sẽ lâu bị bẩn hơn, hay nếu có bẩn bạn sẽ thấy việc lau rửa dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần tự mình rửa xe một lần là biết ngay. Các dung dịch phủ chất lượng đều có hiệu ứng chống bám bẩn tốt, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa 01 xe có phủ sứ ceramic, 01 xe không phủ nếu 02 xe cùng đi một lộ trình.
-
Xe bóng đẹp lâu hơn:
Sau khi bề mặt xe được đánh bóng ở các bước xử lí trước khi phủ, bề mặt xe đã rất đẹp lại kết hợp cùng hiệu ứng tăng cường bóng đẹp của các dung dịch phủ có chất lượng tốt khiến tổng thể chiếc xe trở nên hoàn hảo hơn, năng tự làm sạch bề mặt sẽ giúp cho chiếc xe của bạn trông luôn bóng đẹp, tươm tất.
-
Tăng giá trị bán lại cho xe:
Kết hợp toàn bộ các công dụng trên của lớp phủ ceramic, kèm theo chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho chiếc xe của bạn sau khi phủ, chắc chắn rằng chiếc xe của bạn sẽ có giá trị tốt hơn nhiều nếu bạn có ý định bán lại cho ai đó.
Quy trình phủ Ceramic chuyên nghiệp tại Magic Car Spa Vietnam
-
B1: Sau khi tư vấn gói dịch vụ phủ ceramic phù hợp, tư vấn dịch vụ sẽ tiếp nhận xe từ khách hàng và cho rửa để kiểm tra và đánh giá ngoại quan bề mặt sơn xe. Nếu xe có các vết trầy xước lớn ảnh hưởng xấu tới tổng thể xe sẽ hỏi ý kiến khách hàng cho cho xe đi đồng sơn lại.
-
B2: Kỹ thuật viên (KTV) tiến hành tẩy sạch các mảng bám ngoại lai, nhựa đường trên bề mặt xe để việc đánh bóng được dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.
-
B3: KTV dùng “đất sét” chuyên dụng và dung dịch clay lube tiến hành clay (tẩy bụi sơn) bề mặt xe. Bởi do tác động của bụi bẩn, thời tiết,… bề mặt sơn sẽ xuất hiện các bề mặt các hạt nhỏ li ti. Chúng có kích thước siêu nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sờ vào sẽ thấy thô ráp.
-
B4: KTV tiến hành dán toàn bộ chi tiết crom, tháo các chi tiết logo dán trên bề mặt sơn để đánh bóng và hiệu chỉnh bề mặt sơn. Tùy vào tình trạng bề mặt sơn, KTV sẽ sử dụng xi, phớt và máy đánh bóng phù hợp sao cho xóa sạch các vết xước trên bề mặt xe, đem tới một diện mạo hoàn hảo trước khi phủ.
-
B5: KTV kiểm tra và vệ sinh lại toàn bộ bề mặt, khe kẽ đảm bảo sạch bụi xi đánh bóng sau đó cho xe vào phòng điều hòa kín, đảm bảo nhiệt độ từ 22-24 độ C.
-
B6: Chế dung dịch Ceramic ra khăn chuyên dụng, xoa đều tay lên bề mặt sơn xe với diện tích 60×60 cm tịnh tiến dần đảm bảo không để sót bất kỳ vị trí nào. Mỗi lớp phủ cách nhau từ 25- 30 phút, đảm bảo không quá nhanh khiến lớp phủ chưa kịp kết dính hay quá lâu để lớp phủ khô và trở nên “trơ”.
-
B7: Kiểm tra lại và tiến hành sấy bề mặt sơn xe bằng đèn hồng ngoại từ 2-4 tiếng đảm bảo lớp phủ khô, kết dính vào sơn một cách tốt nhất.
Những lưu ý sau khi phủ Ceramic
- Trong 24h đầu sau khi phủ ceramic, khách hàng nên đảm bảo chiếc xe của mình không được tiếp xúc với nước. Trường hợp xe bị ướt, nên để ráo, không nên lau bằng khăn vì ảnh hưởng tới lớp sơn.
- Trong 7 ngày đầu sau khi phủ ceramic, bạn không nên rửa xe bằng chất tẩy rửa mạnh hay miết tay lên xe.
- Trường hợp lớp phủ xuất hiện lỗi hay dấu hiệu bất thường, bạn hãy đưa xe mình tới ngay trung tâm để được khắc phục càng sớm càng tốt.
- Sau 3 tháng, bạn nên đưa xe ô tô của mình tới trung tâm để được kiểm tra lớp phủ ceramic định kỳ (Như tại Magic Car Spa Vietnam). Tại đây, bạn sẽ được kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra, xác định đúng lỗi và khắc phục để chiếc xe của bạn có lớp phủ luôn bền đẹp.
Phủ Ceramic thương hiệu nào?
-
TacSystem:
TacSystem là thương hiệu hàng đầu tại Hàn Quốc chuyên về các sản phẩm chăm sóc xe ô tô. Ceramic của TacSystem có thành phần SiO2 lên đến 70%, lớp phủ dày, độ bóng tốt, độ bền cao…
-
CarPro:
CarPro là một trong các hãng đi đầu ở lĩnh vực công nghệ nano sơn phủ ô tô tại Hàn Quốc. Các loại ceramic của CarPro có ưu điểm đạt chứng an toàn ở châu Âu, độ bền cao, độ bóng đẹp, chống bám nước bám bẩn tốt, thời gian bảo hành thường lên đến 2 năm…
Nhược điểm là vì độ bóng và tương phản quá cao nên cần chuẩn bị thật kỹ, nếu không sẽ dễ làm nổi bật các khuyết tật sơn xe.
-
Kisho:
Là một hãng lớn chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc – bảo dưỡng ô tô đến từ Nhật Bản. Sơn phủ ceramic Kisho có ưu điểm độ bền cao, hiệu quả bảo vệ tốt, tạo độ bóng, trong và sâu cực kỳ đẹp…
-
System-X:
Là dòng sản phẩm đến từ hãng Element 119 của Mỹ chuyên sản xuất các thiết bị, hoá phẩm phục vụ quân đội. Ưu điểm ceramic System-X là độ bền cao (lên đến 8 năm), độ cứng cao, độ bóng cao, kháng axit tốt…
Nhược điểm là khó thi công. Để thi công đòi hỏi thợ phải giỏi kỹ thuật, nhiều kinh nghiệm.
-
Kubebond:
Là sản phẩm tới từ Đài Loan- một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu bán dẫn. Hàm lượng Titan và Silic trong dung dịch cao kết hợp công nghệ ChooseNanoTech độc quyền đảm bảo độ bền 2-3 năm mà có mức giá dễ dàng tiếp cận.
-
Cartec:
Là sản phẩm cao cấp được nghiên cứu và phát triển tại Hà Lan với công nghệ Sicarbon+ trứ danh đảm bảo sự bảo vệ tối đa bề mặt sơn trong thời gian dài từ 4-5 năm.
So sánh phủ Nano và phủ Ceramic
-
Điểm giống nhau của 02 loại dịch vụ
Đều giúp chiếc xe của bạn bóng loáng, đẹp hơn và bảo vệ mặt sơn của bạn tốt hơn. Bạn sẽ không phải vệ sinh thường xuyên vì cả hai đều đem lại hiệu ứng lá sen giúp chiếc xe không bị đọng nước cũng như bụi bẩn trên bề mặt sơn.
Ngoài ra cả hai đều có tác dụng bảo vệ bề mặt xe khỏi các tác nhân từ môi trường như tia UV, mưa axit, phân chim,…
+ Nano có nguồn gốc từ hữu cơ (Polymer Sealant) sẽ bị Oxy hoá nên độ bền sẽ kéo dài khoảng 6-8 tuần.
+ Ceramic Coating (Gốm) có nguồn gốc phi hữu cơ sẽ không bị Oxy hoá, độ bền lâu hơn từ 1-5 năm tuỳ loại.
-
Ưu điểm phủ Nano:
+ Về thành phần: được cấu tạo bởi các tinh thể gốc hữu cơ là polymer.
+ Phủ khá đơn giản không yêu cầu tay nghề cao, tiết kiệm thời gian dẫn tới chi phí phủ nano rất rẻ.
+ Công nghệ quen thuộc với thị trường Việt Nam.
+ Khả năng bảo vệ xe hạn chế bởi những vết trầy xước nhẹ, và có độ bền thấp < 6 tháng.
-
Ưu điểm phủ Ceramic:
+ Thành phần: cấu tạo bởi các tinh thể phi hữu cơ với thành phần là SiO2, TiO2 hay được biết đến là Gốm (Sứ).
+ Quá trình thi công phức tạp, tiêu tốn khá nhiều thời gian nên giá thành cao hơn so với phủ nano.
+ Được sản xuất với công nghệ mới, hiện đại.
+ Chất lượng, khả năng bảo vệ và độ bền tốt, giúp bảo vệ tối ưu bề mặt sơn xe trước các tác động từ môi trường xung quanh.
Reviews
There are no reviews yet.